Over 16,533,245 people are on fubar.
What are you waiting for?

Razer được biết đến như một hãng chuyên sản xuất phụ kiện chơi game với các mẫu bàn phím, chuột và tai nghe hàng đầu thế giới. Nhằm nâng cao trải nghiệm của các game thủ, Razer không ngừng ra mắt những sản phẩm cao cấp mới. Và mới đây, bên cạnh chuột, bán phím và tai nghe, Razer đã ra mắt hệ thống âm thanh mới hỗ trợ game thủ. Đó là hệ thống loa Soundbar 5.1 có tên Leviathan.

 

 

Razer Leviathan sử dụng công nghệ Dolby Virtual Speakers xuất âm thanh vòm giả lập 5.1, hỗ trợ âm thanh đa kênh Pro Logic II. Bên trong Soundbar của bộ Leviathan gồm 4 loa, trong đó có hai loa 2,5” và 2 loa 0,74”, được hỗ trợ bởi bộ khuếch đại RMS 30 watt. Dải tần số chính từ 180 Hz đến 20 KHz.

Bên cạnh đó, loa bass ( loa phong thanh ) của Leviathan là một loa 5.25” siêu trầm hướng xuống, cũng có bộ khuếch đại RMS 30 watt, dải tần số từ 20 Hz đến 180 Hz.

 

Các kết nối hỗ trợ bao gồm tín hiệu analog, quang học và kết nối Bluetooth. Ngoài ra Razer còn tích hợp cả kết nối NFC tiên tiến hiện nay, với mã âm thanh aptX cho chất lượng cao hơn thông qua các kết nối không dây.

Soundbar cũng có thể tùy chỉnh các góc nghiêng 0 độ, 15 độ và 18 độ giúp tùy chỉnh phù hợp với căn phòng của bạn. Hiện tại Razer Leviathan đã có thể được đặt hàng trên trang web razerzone.com và sẽ đến tay khách hàng vào khoảng tháng 11, với mức giá 199USD.

 

LG Music Flow là dòng loa không dây, hỗ trợ phát nhạc thông qua Blueooth và Wi-Fi nhưng điểm nổi bật nhất của chúng đó là hỗ trợ công nghệ "Google Cast for Audio". Nếu bạn từng dùng Chromecast để truyền video từ điện thoại hay máy tính bảng lên TV thì nay có thể dùng "Google Cast for Audio" để truyền âm thanh từ điện thoại cho đến loa ngoài.

Dòng loa mang tên Music Flow của LG ứng dụng công nghệ Google Cast (tương tự như của Chromecast) cho phép bạn có thể truyền nhạc từ điện thoại đến loa Music Flow thông qua Wi-Fi và nghe nhạc trực tiếp từ trên cloud với chất lượng âm thanh cao nhất, không bị gián đoạn bởi những cuộc gọi đến hay âm báo trên điện thoại, hỗ trợ nhiều chức năng bổ ích ví dụ như tạo hiệu ứng âm thanh vòm khi ghép nhiều loa hoặc cho mỗi loa phát một playlist khác nhau trong mỗi phòng.

LG Music Flow là dòng loa không dây, hỗ trợ phát nhạc qua Blueooth và Wi-Fi nhưng điểm nổi bật nhất của chúng đó là hỗ trợ công nghệ "Google Cast for Audio". Nếu bạn từng dùng Chromecast để truyền video từ điện thoại hay máy tính bảng lên TV thì nay có thể dùng "Google Cast for Audio" để truyền âm thanh từ điện thoại cho đến loa ngoài.

Sản phẩm này có nhiều điểm vượt trội hơn các loa Bluetooth thông thường ở chỗ hỗ trợ phát nhạc từ nhiều app khác nhau có Google Cast ví dụ như Google Play Music, Pandora, Rdio hay TuneIn... Sau khi nhận lệnh phát thì loa sẽ sử dụng kết nối Wi-Fi của nó để lấy nhạc từ trên cloud xuống và phát cho người dùng nghe, hoàn toàn không phải phát nhạc từ điện thoại nữa (hoặc phát trực tiếp từ trong máy cũng được nếu muốn), do đó chất lượng âm thanh sẽ là cao nhất (không bị nén như khi phát qua Bluetooth), đồng thời khi điện thoại có cuộc gọi đến hay âm báo gì đó thì quá trình phát nhạc cũng không bị ngắt quãng giữa chừng. Thậm chí khi bạn tắt điện thoại hay máy bị hết pin thì loa cot vẫn có thể tiếp tục phát nhạc cho đến khi hết bài hát đó hoặc hết playlist.

 

Loa LG không dây

Dòng loa Music Flow được LG giới thiệu gồm có:

Loa di động Wi-Fi

H3 30W: 179 USD

H4 20W: 199 USD (tháng 5 bán)

H5 40W: 279 USD

H7 70W: 379 USD

Sound Bars Wi-Fi

LAS751M: 499 USD

LAS851M: 599 USD

LAS950M: 999 USD

Người dùng có thể tải thêm app Music Flow vào điện thoại (Android, iPhone) hoặc dùng máy tính (Win, Mac, Chromebook) để điều khiển các chức năng của loa, bao gồm chọn chế độ phát (Multi-Room, L/R, Home Cinema), điều khiển Playlist nhạc cho mỗi loa... Mẫu loa di động Wi-Fi H4 sẽ được bán ra vào tháng 5, còn các dòng loa H3, H5, H7, HS6, HS7 và HS9 đang có hiện tại sẽ nhận được bản cập nhật OTA hỗ trợ Google Cast ngay trong tháng 4 này.

Bộ sưu tập loa độc lạ

Một số thiết kế loa lạ mắt giúp cho trải nghiệm giải trí của bạn phong phú hơn và mang tính… nghệ thuật hơn.

Loa dành cho trẻ nhỏ

 

 

 

Bộ loa trông rất dễ thương này chắc chắn sẽ được lòng khán giả nhỏ tuổi, đặc biệt là các em gái.

X-Mini Max II

 

 

X-Mini Max II cho chất lượng âm thanh tốt hơn phiên bản mono X-Mini II trước đây. Ngoài ra, thiết kế của loa cũng bắt mắt hơn và pin chạy lâu hơn. Thoạt nhìn, Max II trông giống như quả trứng nếu không có chiếc túi cao su nối 2 nửa của chúng với nhau. Khi hoạt động, cả 2 phần của chiếc loa này sẽ chuyển động xoắn vào nhau theo tiếng nhạc trông khá ngộ nghĩnh. Hai loa của X-Mini Max II nặng chừng 178g và có công suất thực vào khoảng 2,5W.

X-Mini Max II sử dụng hệ thống cáp nối khá phức tạp, tuy tiện dụng và không “phô” ra bên ngoài nhưng nếu bị đứt hoặc bị hỏng cáp thì bạn chỉ có nước xếp loa vào trong kho mà thôi. Kích thước nhỏ gọn của X-Mini Max II rất tiện cho di chuyển và nghe nhạc trên laptop; đồng thời mức giá của nó cũng không đắt hơn X-Mini Capsules là bao mà chất lượng âm thanh thì rõ ràng là tốt hơn. Sản phẩm được bán với giá 60USD.

Loa chạy bằng năng lượng mặt trời

 

 

Bộ loa cot đặc biệt này có thể dùng cho laptop, iPod và các thiết bị multimedia khác. Tên đầy đủ của loa là “Solar Powered Portable Speakers”, được thiết kế khá mỏng và cơ động, giúp bạn có thể gắn chúng vào bất cứ hệ thống nào. Loa được tích hợp sẵn pin sạc và có thể sạc bằng năng lượng mặt trời. Loa này tuyệt ở chỗ bạn có thể gấp chúng lại và mang theo bất cứ nơi đâu bạn muốn.

Loa cún con

 

 

Những ai thích chó sẽ rất “khoái” bộ loa này. Bow Wow được thiết kế theo kiểu dáng của những chú cún con, trông rất dễ thương. Chất liệu loa làm bằng da ở dạng màu trắng và đen. Loa Bow Wow có thể kết nối với máy nghe nhạc MP3, laptop, máy chơi game, điện thoại di động và nhiều thiết bị khác.

Loa làm vườn

 

 

Những ai yêu thích thiên nhiên chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú với mẫu loa này. Kiểu dáng của loa rất giống với một khúc cây, và bản thân chất liệu của loa được làm bằng nhựa thân thiện với môi trường.

Loa ruồi


Nếu muốn trang trí thêm cho căn nhà, bạn có thể sắm thêm bộ “loa ruồi” này để gắn lên tường. Tuy là một dải loa tách biệt nhưng chất lượng âm thanh của bộ loa này là khá tốt.

Loa kệ sách

 

 

Bộ loa này sẽ thay thế chiếc kệ sách cũ kỹ và đơn điệu của bạn. Với Bookshelf Speakers, bạn vừa để được sách, vừa có thể phát được nhạc. Quả là một công đôi việc!

Loa rùa

 

 

Sản phẩm của hãng Tiger Electronics trông rất thu hút, nhất là khi phát nhạc. Không giống các dạng loa truyền thống, thường dựng một chỗ và phát nhạc ra, “loa rùa” sẽ nhạy theo điệu nhạc trong khi mui của nó phát ra ánh sáng mê hoặc.

Loa heo con

 

Những dạng loa cot có kiểu dáng con vật thường hay được ưu chuộng, và “loa heo con” không nằm ngoài xu hướng này. Những con heo con này trông rất dễ thương và có thể làm bất cứ ai “mủi lòng”.

Loa lạ

 

 

Được thiết kế bởi Symbio Design, cặp loa có tên “Alpha” này trông giống một vật thể ngoài hành tinh, hoặc những con vật mà bạn thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Bạn có thể sử dụng riêng cặp loa hop này, hoặc cấu hình chúng với bộ giàn âm thanh 5.1 tại nhà.

Loa ốc sên 

 

Các bộ loa mang thương hiệu Bowers and Wilkins (B&W) đều rất nổi tiếng về chất lượng âm thanh, và chúng thường được những thính giả khó tính lựa chọn. “Loa ốc sên” là kết quả của dự án nghiên cứu và phát triển kéo dài 5 năm của cựu kỹ sư B&W Laurence Dickie. Chính vì vậy, việc người ta săn lùng nó cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Để tậu hệ thống âm thanh với loa, ampli, nguồn phát… cho phép người nghe phân biệt từng âm sắc của nhạc cụ, người chơi âm thanh phải trả chi phí không hề rẻ, có thể từ 10.000 - 20.000 USD/bộ cho đến hàng trăm ngàn USD.

Nhiều trường phái

Có 4 trường phái chơi âm thanh: âm thanh trình diễn (như các show ca nhạc, event), âm thanh tự nhiên (các phòng nghe nhạc tại nhà, hoặc tại nhà hát), thư giãn (các quán cà phê, những người có nhu cầu nghe nhạc nhẹ để thư giãn. Ưu điểm của dòng dàn âm thanh này là các âm thanh đẹp nhưng không rõ từng chi tiết) và nhóm direct (người nghe trực tiếp âm thanh từ loa để sửa lỗi, làm nhạc như nhạc sĩ, DJ)… tùy theo nhu cầu của từng nhóm người mà mức độ đầu tư cho dàn âm thanh tại các gia đình khác nhau. Tại thị trường TP.HCM, nhiều cửa hàng như Mộc Thủy, Sơn Hà Audio, Đông Thành, Norman Audio, Anh Duy Audio, Master Audio... đáp ứng đủ nhu cầu từ trung bình cho đến cao cấp.

 

Nếu căn cứ theo nguồn gốc, dàn âm thanh đặc biệt là dàn loa từ Nhật cho âm thanh hay nhưng không rõ từng chi tiết mà nhiều người gọi là mù âm. Tuy nhiên, nhiều quán cà phê, người có nhu cầu để thư giãn thường chọn loa từ đất nước mặt trời mọc như dòng Denon. Loa từ Mỹ thường mang tính trình diễn thường được các tín đồ của nhạc rock ưa thích. Đi theo xu hướng cho ra các loa có âm thanh tự nhiên, loa từ châu Âu như Bỉ, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Anh... Nhóm Dyn Adio, Wilson Bensch thiên về âm thanh tự nhiên. Tuy nhiên, ở  VN, phổ biến dùng cặp loa từ 800 -14.000 USD.

Theo anh Hồng Nhân - chủ cửa hàng Norman Audio: “Chơi âm thanh rất khó. Tôi thường quan tâm đến người kỹ sư phát triển sản phẩm hơn cả thương hiệu. Chẳng hạn những bộ ampli của Mark Levinson hay hơn trước khi Harman Group mua lại. Hoặc  Dan D'Agostino, sáng lập hãng Krell sau đó ông bán đi thì ampli của Krell có cá tính khác. Do Dan D’Agostino là bậc thầy rồi nên sau này ông Dan làm những bộ ampli Momentum rất hay, giá mỗi cái powder ampli cũng đã 55.000 USD có thể chơi nhạc Việt rất hay từ nhạc tính, trình diễn…

Tiền nhiều chưa đủ

Nghịch lý là có nhiều người tiêu cả trăm triệu để mua cặp loa nhưng nhạc phát ra không hay bằng cái loa ba hoặc bốn mươi triệu. Để có dàn âm thanh hay người ta chú ý rất nhiều chi tiết, ampli “ngon”, đầu đĩa (bộ nguồn phát) xịn, phòng nghe nhạc... thậm chí dây truyền tín hiệu bây giờ không còn là phụ kiện, dây dẫn đã trở thành bộ phận chính, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của âm thanh. Ngoài ra, nhiều khi loa, ampli có những chỉ số thấp nhưng lại có chất lượng âm thanh cao hơn, đồng đều hơn so với những con số khủng

Có rất nhiều lỗi mà người sắm dàn nhạc cho gia đình hay mắc phải là mua hàng thường rồi nâng cấp từ từ. Theo một người chơi âm thanh lâu năm, biện pháp nâng cấp hàng từ từ chỉ làm cho người dùng tốn thêm chi phí. Thay vì mua cặp loa tốt, họ chọn mua một cặp loa thường, sau đó đem về nhà nghe một thời gian nâng cấp lên dàn loa khác rất lãng phí.

Điện cũng là nguyên nhân lớn làm cho chất lượng âm thanh của dàn loa xịn không phát huy hết khả năng, gây ra những tiếng giật giật, âm thanh không mượt… Dây dẫn cũng là yếu tố lớn làm cho dàn âm thanh không bị nhiễu.

Ngày nay, dây truyền tín hiệu không còn là phụ kiện, nhiều nhà sản xuất đầu tư nghiên cứu dây truyền tín hiệu cao cấp để kết nối từ nguồn đến các thiết bị và bán với giá từ 3.000 - 4.000 USD.

Phòng nghe nhạc cũng là một yếu tố khiến âm thanh nhiều khi bị “dội” khiến người nghe thấy chát hoặc mệt vì ồn. Người thiết kế phòng nhạc cần phải đo bức sóng của âm thanh JTS biết thiết kế phòng, đặt các thiết bị cho phù hợp. Khoảng cách của loa, ampli đến tai người nghe cũng cần được xem xét. Nếu gần quá thì gây ồn, xa quá thì âm thanh loãng.

Điều quan trọng nhất để đạt được danh xưng người chơi âm thanh sành điệu là phải xác định được gu âm nhạc mình thích nghe mới chọn được dàn âm thanh hi-end phù hợp.

 

 

 

 

Cơ bản về Micro

Tất cả chúng ta chắc đều biết Micro là gì và có chức năng gì. Tuy nhiên, trong nhiều năm bán hàng, tôi thấy có một số bạn trong chúng ta chưa thực sự hiểu các tính năng của micro, dẫn đến việc các bạn chỉ mua theo thói quen mà không biết cách phân biệt loại nào tốt hơn, cũng như việc không sử dụng đúng các chức năng và ứng dụng của micro. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nhắc lại cho các bạn các khái niệm cơ bản của micro để giúp các bạn sử dụng micro hiệu quả hơn.  

1/ Phân loại:

Micro được chia làm 2 loại:

  • Condenser (micro tụ điện)
  • Dynamic (micro điện động)

2/ Polar Pattern là gì ?

Polar pattern là tính định hướng của micro. Tính định hướng này sẽ quyết định các hướng, khu vực mà micro sẽ thu vào.

Chúng ta có 2 loại : Micro không định hướng còn gọi là micro đa hướng (Omnidirectional micro) và micro định hướng (Unidirectional micro)

Micro đa huớng :

  • Micro loại này hút âm thanh từ tất cả mọi hướng quanh micro: trái, phải, trên , dưới, trước, sau…

Micro định hướng : chỉ hút được âm thanh theo những hướng sau :

  • Cardiod: hút âm thanh ở phía trước và xung quanh.
  • Super Cardiod: hút âm thanh ở phía trước , xung quanh và một ít ở phía sau
  • Short gun: hầu như chỉ hút âm thanh ở phía trước nhưng hút rất xa
  • Long gun: giống như Short gun nhưng hút xa hơn nhiều.

Xem chú thích và hình vẽ số 1.

3/ So sánh tính chất giữa micro định hướng và micro không định hướng.

Micro định hướng

Micro đa hướng

Hút toàn bộ âm thanh của môi trường xung quanh

Có thể kiểm soát được hướng hút âm của micro, hạn

chế micro hút âm dội.

Rất dễ bị hú, rít.

Tương đối

Cần phải chỉnh equalizer cho từng môi trường khác nhau.

Không cần thiết lắm

Dùng cho diễn viên kịch và diễn giả cài micro vào áo, thâu thanh,

Dùng cho ca sĩ, diễn thuyết.

4/ Sensitivity là gì ?

Tạm dịch là độ nhạy của micro; được tính bằng đơn vị dB, theo 2 tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn 1: 0 dB = 1mW/pascal
  • Tiêu chuẩn 2: 0 dB = 1mW/microbar.

Tiêu chuẩn 1 luôn luôn lớn hơn tiêu chuẩn 2 là 20dB.

Ví dụ về micro Sennheiser E-835:

Sensitivity : -51.4dB (0dB = 1mW/pascal) -71.4dB (0 dB = 1mW/microbar) 2

Nếu cùng một tiêu chuẩn, micro nào có dB lớn hơn thì micro đó nhạy hơn.

Ví dụ :

  • Độ nhạy của micro Sennheiser E-835 là –51.4 dB (0dB=1V/Pa)
  • Độ nhạy của micro Shure SM-58 là –56.0 dB (0dB=1V/Pa)

Ta thấy : -51.4 dB lớn hơn -56 dB.

Như vậy có nghĩa là micro Sennheiser E-835 nhạy hơn micro Shure SM-58.

Nhưng micro nhạy hơn có ý nghĩa gì ?

Micro nhạy hơn tức sẽ hút xa hơn, ta có thể giảm bớt Gain và Volume trên Mixer, điều đó có nghĩa là ta đã tiết kiệm đựợc headroom (khoảng dự trữ tín hiệu từ độ lớn âm thanh trung bình đến độ lớn của âm thanh tối đa, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn trong chuyên mục tới)

5/ Frequency reponse là gì ?

Không những micro có Frequency response, mà tất cả các thiết bị khác cũng đều có chỉ số kỹ thuật này.

Frequency reponse là hạn định giải tần âm thanh mà thiết bị có khả năng thu hoặc phát được.

Nói nôm na là khoảng âm thanh cao nhất và thấp nhất mà thiết bị có thể phát hoặc thu được.

Đơn vị tính là Hz và kHz (1 kHZ = 1000Hz)

Ví dụ : Micro E-835 có Frequency Reponse là 40Hz … 16kHz. Như vậy có nghĩa là micro này có thể thu và phát được từ tần số 40Hz đến 16kHz.

Thiết bị có thể thu phát được giải tần càng rộng (càng thấp và càng cao) thì càng tốt.

Ví dụ :

  • Micro Sennheiser E-835 có giải tần : 40Hz … 16kHz.
  • Micro Shure SM-58 có giải tần : 50Hz … 15khz.
  • Micro Toa WM-5265 có giải tần : 100 Hz - 15 kHz

Ta có thể kết luận : E-835 có giải tần rộng hơn SM-58, như vậy E-835 có thể thu và phát ra âm thanh trầm hơn (âm thanh nghe ấm hơn) cũng như thu và phát âm thanh cao hơn (tiếng Treble sẽ bén và ngọt hơn).

Ghi chú :

Hz là đơn vị đo sóng âm. Bao nhiêu Hz có ngĩa là bấy nhiêu chu kỳ lặp lại trong một giây. 20Hz là 20 chu kỳ lặp lại trong một giây.

Số Hz càng lớn thì âm thanh càng cao và ngược lại.

Tai của người bình thường có thể nghe được từ tần số 50Hz đến 16kHz. Thanh thiếu niên : Từ 40Hz – 18kHz.

Người lớn tuổi : Từ 60Hz – 12kHz.

6/ Impedance trong micro là gì ?

Tạm dịch là tổng trở. Có đơn vị tính là Ohm

Micro được sản xuất với 2 loại tổng trở : Tổng trở cao (Hi Z)  và tổng trở thấp (Lo Z).

Tổng trở cao (Hi Z): các loại micro rẻ tiền, thường có tổng trở trên 2000 Ohm

Tổng trở cao (Hi Z): các loại micro rẻ tiền, thường có tổng trở duới 1000 Ohm

Các loại Mic có tổng trở cao dùng dây unbalanced (dây 1 ruột, 1 mát) và jack 6 ly.

Micro có tổng trở thấp dùng dây balanced (dây 2 ruột, 1 mát) và jack XLR (jack canon).

Chú ý : ta phải cắm micro vào đúng tổng trở trên mixer.

Ghi chú :

Dây unbalanced chỉ có thể kéo dài được tối đa là 10m. Nếu kéo dài hơn 10m, thì ta sẽ gặp 2 vấn đề sau :

Dây sẽ bị nhiễu, gây ra tiếng ù hoặc zzì rất khó chịu.

Càng kéo xa, tiếng treble càng giảm.

Còn dây Balanced không bao giờ gặp những trường hợp này.

7/ Proximity effect là gì ?

Hiệu qủa này có trong tất cả các loại micro điện động (Dynamic Mic): nếu ta càng đưa micro ra xa nguồn phát, thì độ lớn của âm thanh càng giảm, tuy nhiên tiếng bass-âm trầm- của micro sẽ giảm nhiều hơn là độ lớn âm thanh. điều đó có nghĩa là âm trung, âm cao âm trầm sẽ không giảm đồng đều mà âm trầm sẽ giảm hơn rất nhiều so với âm trung và cao. 

Hiệu qủa này hoàn toàn không có trong Condenser Micro. Micro condenser đưa ra xa nguồn phát thì âm thanh chỉ nhỏ đi chứ không mất bass. Chính vì điều này mà ta nên dùng micro condenser cho phát biểu, diễn thuyết vì khi micro để xa người nói, âm thanh sẽ không bị biến chất so với để gần.

8/ So sánh giữa Dynamic Micro và Condenser Micro.

Dynamic micro

Condenser micro

Không cần nguồn cung cấp như pin hay Phantom Power (trên mixer)

Phải có nguồn điện cung cấp như pin hoặc Phantom Power (trên mixer)

Có kích cỡ bình thường như chúng ta thường gặp

Có kích cỡ thay đổi từ rất nhỏ (như micro cài áo) đến lớn như micro dùng để thu

Độ nhạy thấp

Độ nhạy cao, hút xa

Giải tần giới hạn (thông thường từ 50Hz đến 16kHz)

Giải tần rất cân bằng từ 20Hz đến 20kHz

Khoảng dynamic nhỏ (xem ghi chú)

Khoảng dynamic rộng

Bị mất bass khi để micro xa

Không bị mất bass khi  để micro xa

Không thay đổi được Polar pattern và giải tần trên micro

Thay đổi được polar pattern và giải tần trên micro

Âm sắc ngọt và mềm

Âm sắc trung thực

Ứng dụng : thường dùng cho ca sĩ

Ứng dụng : thường dùng cho diễn thuyết, nhạc cụ,thâu thanh, hợp ca…

 9/ Cách chọn lựa micro.

Khi các bạn muốn mua micro, các bạn nên theo những trình tự sau :

  • - So sánh và xem xét thật kỹ tính chất kỹ thuật của loại bạn dự định mua.
  • - Nếu bạn cần so sánh hai loại micro với nhau, bạn nên: để gain và volume của hai micro ở vị trí bằng nhau để tất cả tone của mixer (High, Mid ,Lo…) của mixer ở vị trí 0 (Ở giữa)

Tắt toàn bộ Effect (Echo, Reverb…)

  • So sánh độ nhạy : Micro nào nhạy hơn, bắt tốt hơn, xa hơn, lớn hơn.
  • So sánh tiếng treble : độ cao, độ nhuyễn, trong…
  • So sánh tiếng bass : độ ấm, dầy của âm sắc.
  • So sánh tiếng mid : rõ lời, tiếng ca trội lên.
  • Có công tắc ? Công tắc có bị kêu khi tắt mở ?
  • Khi vuốt micro hay va chạm nhẹ, có phát ra tiếng lớn không ?

 

Nhiều năm qua, lĩnh vực tái tạo âm thanh trên thế giới đã có những bước nhảy vọt về công nghệ. Những thiết kế mới, những linh kiện mới đua nhau ra đời tạo ra vô số thiết bị chất lượng cao để người tiêu dùng tha hồ lựa chọn.
Từ công nghệ analog sang công nghệ digital, từ đèn điện tử sang transistor rồi mạch tích hợp. Duy chỉ có một thứ trong bộ dàn đã hơn một thế kỷ qua hầu như ít thay đổi về nguyên lý hoạt động, đó chính là cặp loa – một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng âm thanh. Lần theo từng dấu mốc của lịch sử nghệ thuật tái tạo âm thanh, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự ra đời và phát triển của công nghệ chế tạo loa hop, thiết bị điện-âm học được coi như có lịch sử lâu đời nhất trong cả bộ dàn.


Một số loa điện động cổ lắp trong radio thập kỷ 40.
Năm 1874
Nhà nghiên cứu người Đức E.W. Siemens là người đầu tiên đã tiến hành thí nghiệm và mô tả hoạt động của một ống dây đồng có dòng điện chạy qua trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Với nghiên cứu này, ông đã được cấp bằng sáng chế số No.149.797 tại Mỹ. Sau gần 3 năm tiếp tục hoàn thiện các ứng dụng, Siemens đăng ký sáng chế độc quyền về chiếc loa đầu tiên trên thế giới có một màng giấy nối với một cuộn dây chuyển động. Chiếc loa đầu tiên trên thế giới có hình côn hơi loe, giống y như chiếc kèn trumpet vẫn dùng để báo thức trong các trại lính thời bấy giờ. Chiếc loa đầu tiên của ông đã được cấp bằng sáng chế độc quyền ở Đức (năm 1877) và ở Anh (năm 1878).


Năm 1901
Sau gần 30 năm kể từ khi Siemens phát minh ra chiếc loa đầu tiên, John Stroh (Anh) mới hoàn thiện màng loa giấy bằng cách gắn màng loa giấy vào một vành gân có rãnh, mà bây giờ ta gọi là gân loa. Nhờ có gân loa, màng loa được nâng đỡ tốt hơn, di chuyển dễ dàng và uyển chuyển hơn.


Năm 1908
Anton Pollak (Mỹ) đã công bố một số cải tiến về kết cấu nam châm của loa, đồng thời ông thêm vào một vành giấy xếp, đỡ ở phía dưới côn loa (gọi là nhện loa). Như vậy với gân loa và nhện loa, màng loa từ đây đã được định vị chắc chắn mà vẫn linh hoạt và mềm mại giúp tái tạo âm thanh được tốt hơn.


Năm 1911
Edwin Pridham và Peter Jensen (Mỹ) đã sáng chế ra chiếc loa phóng thanh điện động hoàn hảo đầu tiên trên thế giới với thương hiệu Magnavox, chiếc loa này không sử dụng nam châm vĩnh cửu mà dùng một nam châm điện để tạo từ trường cho loa. Rất nhiều hãng sản xuất loa của Mỹ cũng sử dụng nguyên lý tạo từ trường như loa Magnavox.

Loa cổ Jensen – L18

Năm 1925

C.W. Rice và E.W. Kellogg của General Electric đã thành công trong việc nghiên cứu hoàn thiện loa điện động sử dụng ván loa phẳng. Kết quả nghiên cứu này đã được hãng RCA ứng dụng vào làm loa Rola dùng trong các máy radio chạy đèn điện tử dòng Radiola.

Năm 1926
Một bước ngoặc trong công nghệ tái tạo âm thanh với thành công của Western Electric. Hai kỹ sư của hãng là Wente và Thuras đã thiết kế ra loa nén WE 555-W có đường kính họng loa là 1 inch. Hai chiếc WE 555-W được nối với một chiếc kèn WE 16A to khổng lồ (diện tích phần miệng kèn lên tới gần 3m2) tạo nên một chiếc loa kèn toàn dải hoàn chỉnh với độ nhạy cao đến 105 dB. Nhiều thính giả thời đó đã thực sự sững sờ và bị chinh phục hoàn toàn khi nghe âm nhạc hoành tráng phát ra từ chiếc loa này trình diễn cùng ampli đèn 205 D danh tiếng, với công suất ampli vỏn vẹn chỉ có 2 W.


Loa cổ Western Electric WE-16A


Năm 1930
A.L. Thuras sáng chế ra thùng loa bass-reflex (thùng loa có lỗ thông hơi). Thùng reflex cho phép nâng cao hiệu suất phát tiếng trầm của loa.


Năm 1931
Bell Labs là hãng đầu tiên trên thế giới đã phát triển loại loa 2 đường tiếng (two way) có bộ phân tần lắp bên trong. Một loa kèn nhỏ đảm nhiệm các tần số cao, dải tần số thấp sử dụng một loa trầm 30cm. Theo mẫu này, Western Electric cũng tung ra thị trường một kiểu loa 2 đường tiếng tương tự dùng loa tép kèn WE 597A và loa bass TA 4151A.


Năm 1945
Hãng Altec Lansing lần đầu tiên sản xuất dòng loa mang tên “Voice of Theater” với 2 model là A5 và A7, bao gồm một loa bass và một loa tép với kết cấu kèn để tăng cường độ nhạy. Đây là dòng loa độ nhạy cao được phối hợp với ampli 300B và phục vụ chủ yếu cho mục đích trang âm trong các nhà hát ở Mỹ thời đó.

Loa Altec Lansing A7


Năm 1954
Hãng Acoustic Research (AR) của Mỹ giới thiệu model AR-1, dạng thùng loa kín đầu tiên. Sau đó hãng tiếp tục phát triển các model nổi tiếng trong giới sành chơi là AR-2 và AR-3.
AR3 Huyền thoại


Năm 1957
Hãng Quad (Anh) tung ra thị trường loa mành tĩnh điện (ESL) toàn dải đầu tiên. Quad ESL 57 và ESL 63 là những model được nhiều người ham thích âm thanh tìm kiếm.
QUAD ESL 57 (1972)

 



Loa điện động (Electrodynamic Loudspeaker)
Là loại loa phổ biến nhất. loa có một màng giấy nối với cuộn dây đặt trong từ trường của một nam châm, khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây dao động kéo theo màng giấy và phát ra âm thanh. Hầu hết các loa hiện đang được sản xuất là loa điện động.


Loa tĩnh điện (Electrostatic Loudspeaker)
Là loại loa với kết cấu một màng plastic mỏng được đặt trong điện trường của 2 điện cực có điện áp rất cao (hàng mấy ngàn vôn). Khi có dòng điện âm tần, màng plastic này dao động trong điện trường và phát ra âm thanh. Loa tĩnh điện có độ méo rất thấp nhưng có một nhược điểm là tái tạo âm trầm không tốt như loa điện động. một số hãng loa như Martin Logan, Apogee, Quad, Final… đi theo công nghệ này.


Loa dải băng (Ribbon Loudspeaker)
Là loại loa có một số băng nhôm cực mỏng đặt trong từ trường của một nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, lá nhôm dao động và phát ra âm thanh. Loa dải băng được dùng chủ yếu làm loa tép hoặc siêu tép với âm sắc rất thanh mảnh, tinh tế. một số hãng sản xuất loa dải băng siêu tép nổi tiếng như Pioneer, Raven, CSE.


Từ một vài tên tuổi danh tiếng từ đầu thế kỷ XX đã trở thành huyền thoại, nay “làng loa” trên thế giới đã hiện diện vô số nhiều gương mặt sáng giá, tiêu biểu cho những hãng loa trẻ tuổi đầy tiềm năng sáng tạo.
Khoảng vài chục năm trở lại đây, các nghiên cứu về âm học và vật liệu mới đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, kết quả của những nghiên cứu này đã cho phép các nhà thiết kế loa đưa ra nhiều kiểu loa ứng dụng công nghệ mới. Tuy nhiên về cơ bản, nguyên lý hoạt động của những chiếc loa đang được dùng phổ biến trên toàn thế giới vẫn không có gì thay đổi. Tất cả vẫn bắt đầu từ những phát minh, sáng chế của những nhà khoa học tài ba với ước mơ đem công nghệ phục vụ công chúng say mê âm nhạc.

Các mẹo đặt loa cot thông dụng

Luôn nhớ nguyên tắc phần ba và phần năm khi quyết định sắp đặt loa và vị trí người nghe. Đặt loa cách tường một khoảng cách bội số của phần 3 và phần 5 của kích thước căn phòng hướng đó. Ví dụ, nếu phòng dài 6 mét và rộng 4,5 mét, hãy đặt loa trái và phải cách khoảng 1,2 mét (một phần năm) tính từ tường phía sau và cách tường hai bên khoảng 1 mét (một phần năm). Sau đó đặt ghế ngồi nghe chính cách tường phía sau khoảng 1,2 mét (hay cách 3,6 mét tính từ mặt phẳng nơi đặt hai loa trước), hoặc ghế nghe cách tường 2,4 mét và cách mặt phẳng đặt hai loa trước cũng 2,4 mét).

Không cần phải đặt loa center vào đúng chính giữa căn phòng. Ví dụ, nếu căn phòng rộng 4,5 mét thì không nhất thiết loa giữa phải cách hai tường đúng 2,25 mét mà có thể cách một bên 2 mét, một bên 2,5 mét. Mặc dù cách sắp đặt này hơi lệch một chút nhưng đôi khi nó lại tạo âm mềm mại hơn.

Nếu có thể, tránh đặt ghế ngồi nghe sát tường. Do cái gọi là hiệu ứng phòng (sóng đứng), các tần số thấp sẽ bị ảnh hưởng khi ở gần tường. Ở vị trí này các âm trầm sẽ không đủ độ cân bằng và mềm mại.

Loa trước

Mặc dù có loa trung tâm, nhưng không vì thế mà để các loa trước cách xa nhau quá. Để tạo được sự kết hợp âm stereo tốt nhất cũng như âm hình chính xác nhất, nguyên tắc cơ bản là đặt các loa trước trái phải ở khoảng cách bằng hoặc ít hơn một chút khoảng cách từ mỗi loa tới người nghe. Ví dụ, nếu các loa cách nhau khoảng 2 mét thì khoảng cách từ các loa trước này đến người nghe khoảng 2,5 mét hoặc hơn một chút là vừa. Tốt nhất là với khoảng cách ghế ngồi nghe cách màn hình từ khoảng 2,5 tới 3,5 mét thì nên đặt các loa ở khoảng cách tối thiểu là hơn 2 mét từ vị trí người nghe, nhưng không quá 3 mét.

Rất nhiều người ngồi quá xa màn hình và loa. Với khoảng cách loa khoảng từ 2,5 mét hơn, tốt nhất nên ngồi cách các loa từ 2,5 đến 3,5 mét. Nếu ngồi quá gần, âm thanh từ mỗi loa sẽ không hòa quyện được chính xác. Nếu ngồi quá xa, bạn sẽ nghe quá nhiều hiệu ứng phản xạ từ phòng.

Các loa nhỏ thường được gọi là các loa bookshelf (giá sách) nhưng thực tế tên của nó không phải là bạn phải đặt chúng lên giá sách. Các loa này nghe tốt nhất nếu được đặt lên các chân đế và đặt cách các tường sau và bên khoảng từ 0,5 đến 1 mét.

Nhiều audiophile thích để các hệ thống loa hai kênh với loa trái và loa phải quay thẳng mặt ra phía trước. Tất nhiên là có một số (chứ không phải tất cả) hệ thống loa sẽ phát huy hết ưu thế nếu ở vị trí này. Nhưng cách thiết lập này chỉ ổn nếu nghe một mình. Nếu bạn xem phim cùng với một vài người khác thì người ngồi gần các loa trái hoặc phải sẽ bị tiếng kênh đó phát thẳng vào tai, trong khi tiếng ở kênh kia lại không thấy rõ. Để hợp lý hơn, cố gắng quay các loa hướng về vị trí ghế ngồi trung tâm hoặc hướng về một giao điểm ở phía trước vị trí ngồi trung tâm khoảng 0,5 mét. Dù không thật hoàn hảo, nhưng khi xem phim với đông người thì tất cả mọi người ít nhất cũng đều hưởng lợi.

Nếu bạn có một màn TV rất lớn thì hãy dịch các loa trái và phải lên phía trên màn hình hơn là đặt trên cùng một mặt phẳng với màn hình. Điều này sẽ không hề khó khăn gì nếu bạn kết hợp với mẹo đặt cách tường như đã đề cập ở phần đầu. Hơn nữa để các loa xa màn hình sẽ giảm thiểu các phản xạ âm từ màn hình.

Nếu màn hình là TV CRT cổ điển thì hãy xem xem loa của bạn đã được bọc lớp chống nhiễu từ hay chưa vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới TV. Nếu là các màn TV đời mới thì không cần quan tâm đến điều này nữa.

Các loa surround

Nếu có một hệ thống âm thanh rạp gọn nhẹ thì không cần quan tâm lắm đến surround bởi các loa trước đảm nhận surround đã có cảm biến tự động nhận diện không gian phòng và sẽ phát ra âm thanh thích hợp, thậm chí các bộ gọn nhẹ này đôi lúc nghe còn ấn tượng hơn hệ thống loa surround tiêu chuẩn thông thường.

Đặt các loa surround ngay tường cạnh bên của vị trí nghe. Thông thường vị trí tốt nhất là để loa quay 110 – 120 độ tính từ mặt loa trước là tốt nhất đối với một hế thống loa 5.1. Tuy nhiên, cũng không nên quá câu nệ truyền thống. Nếu phòng quá hẹp thì việc đặt loa surround gần vị trí nghe sẽ bị quá to, vì thế hãy đẩy nó ra xa hơn.

Loa siêu trầm

Về vị trí của loa siêu trầm thì có thể viết cả một cuốn sách dài. Tựu trung lại, loa siêu trầm dù không hướng nhưng không phải bạn cứ đặt ở đâu cũng sẽ có được âm thanh tốt. Chỉ có cách duy nhất là thử. Hãy đặt thử ở cá vị trí khác nhau và để nghe một thời gian. Hãy chú ý lắng nghe độ mượt, độ đồng nhất của âm trầm. Sau một thời gian đổi vị trí, bạn sẽ tìm được vị trí hợp lý nhất cho loa này.

Bạn đang sử dụng dàn karaoke nhưng chưa cho chất lượng âm thanh ưng ý, Vậy nhưng lý do nào khiến cho chất lượng âm thanh của bạn trở nên như vậy, có phải do kỹ thuật căn chỉnh amply của bạn chưa được chuẩn hay do không gian phòng karaoke gia đình bạn chưa hợp lý, một kỹ thuật cực kỳ cần thiết để bạn có dàn karaoke cao cấp cho chất lượng âm thanh trung thực đó là kỹ thuật phối ghép loa với amply:



Công suất
Bạn nên lựa chọn những amply có công suất lớn gấp 2 lần công suất trung bình của loa giả sử loa có công suất trung bình là 100w thì công suất lý tưởng của amply là 200w, trong trường hợp nếu công suất amply không lớn hơn 2 lần công suất loa thì bạn nên chọn amply có công suất bằng amply.
Bạn không nên chọn amply có công suất nhỏ hơn công suất loa vì nó có thể gây méo tiếng hoặc cháy loa.
-          Độ nhạy và trở kháng của loa: Loa có độ nhạy càng cao thì công suất amply càng nhỏ và ngược lại.
-          Cách thiết kế phòng nghe: Căn phòng lớn cần amply có công suất lớn phòng nhỏ.
-          Dòng nhạc bạn đang nghe: Nếu là nhạc nhẹ bạn chỉ cần amply công suất nhỏ, còn đối với các dòng nhạc mạnh thì bạn cần amply có công suất lớn.
Trở kháng
Cho dù tổng công suất các loa đấu với nhau nhỏ hơn công suất amply nhưng tổng trở của loa lại nhỏ hơn trở kháng amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy
Trong trường hợp amply kết hợp với loa siêu trầm cần chú ý tới 2 yếu tố: đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm, trong trường hợp này amply cần đạt tần số đáp tuyến từ 20hz trở lên, và thông số kiểm soát âm trầm đạt từ 400 trở lên.
Trên đây là một số thông tin định hướng cho các bạn cách phối ghép amply và loa, ngoài ra bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và đọc tài liệu hướng dẫn của các hãng sản xuất để có kết hợp chính xác

Cách chọn loa Hi - END

 

Chọn loa theo gu?

Hầu hết những chuyên gia có kinh nghiệm đều nhận định rằng loa nghe nhạc của nước nào phản ánh trung thực tính cách của con người nước đó. Thí dụ loa Mỹ mạnh mẽ, chắc chắn nhưng thiếu tinh tế; loa Pháp điệu đàng, âm thanh mềm mại đến mức ủy mị; loa Ý góc cạnh, thanh tú và sắc sảo như cô gái Ðịa Trung Hải; loa Anh sang trọng, kiêu sa và ấm áp như một nhà quý tộc phù hoa... Do vậy chọn loa phụ thuộc vào vấn đề thị hiếu và chủng loại nhạc bạn ưa thích. Nếu gu nhạc của bạn trẻ trung, sôi động, tiết tấu nhanh thì loa Mỹ là lựa chọn hợp lý; còn blue, jazz, sentimental, classic, những dòng nhạc giúp bạn "vừa nghe vừa tưởng tượng" thì loa Anh sẽ có ưu thế trội hơn. Ngoài ra tính chất bản nhạc cũng là một yếu tố tham khảo: loại độc tấu thì nên chọn loa Ý, còn hòa tấu dàn nhạc, đòi hỏi độ hoành tráng cao thì không hãng nào qua mặt được các thương hiệu Tannoy, BW, Lowther… nổi tiếng của Anh. Dĩ nhiên mỗi nhà sản xuất còn có bí quyết riêng, không phải loa Pháp nào cũng mềm, loa Mỹ nào cũng mạnh, nhưng kinh nghiệm cho thấy quả thực "triết lý âm thanh" của các hãng cùng chung một quốc gia rất giống nhau, và khi âm thanh cất lên, bạn sẽ nhận ra được ngay “quốc tịch” của cặp loa đó.

loa hi end

loa hi end

Nên chọn độ nhạy (sensibility) cao hay thấp?

Ðộ nhạy của loa, tính bằng đơn vị đề-xi-ben (dB), được người ta đo lường bằng cách đặt một âm kế cách loa 1m khi loa đang được cung cấp một âm lượng có công suất 1W từ ampli. Thông thường các loại loa nghe nhạc có độ nhạy từ 80-95 dB. Cá biệt một số hãng như Avant- Garde (Ðức), Supravox (Pháp) hoặc Klipsch (Mỹ) thiết kế loa lên tới trên 100 dB. Ðộ nhạy loa phụ thuộc rất nhiều vào ampli của dàn máy, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tiết kiệm, công suất ampli cần thiết (người ta gọi là "nhẹ đánh"). Tuy nhiên khi đó độ ồn sẽ cao (vì loa sẽ nhạy cả với các tạp âm) và dễ bị hiệu ứng vang vọng (echo) đòi hỏi người nghe phải xử lý phòng ốc và dây dẫn thận trọng.

Nếu amply bạn sử dụng thuộc loại bóng đèn (tube) thì loa có độ nhạy cao (trên 90 dB) sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, còn ampli bán dẫn (transistor) dùng cho loa dưới 90 dB là hợp lý hơn.

Công suất của loa thế nào là phù hợp?

Thông thường mỗi cặp loa đều có sự chỉ dẫn khoảng công suất ampli tương thích, không phân biệt loại đèn hay bán dẫn, vì vậy khi lựa chọn loa, bạn có thể căn cứ vào thông số này để ra quyết định. Loa quá lớn so với công suất ampli thì âm thanh sẽ không "ra" hết (gọi là "thiếu tiếng", đặc biệt ở tần số thấp (bass). Ngược lại ampli dư so với công suất loa thì sẽ lãng phí và khi mở lớn có thể gây hư hỏng loa. Nhiều người chọn công suất loa căn cứ vào âm lượng thường nghe theo quan niệm "phòng nhỏ nghe loa nhỏ”. Thực tế cho thấy không hoàn toàn như vậy; cũng giống như bạn mua xe gắn máy phân khối lớn đâu phải để lúc nào cũng chạy tốc độ cao, mà để cảm nhận được “độ đằm”, sự chắc chắn của nó ngay khi chạy chậm. Thành ra nghe loa lớn bao giờ cũng “đủ tiếng” hơn, âm thanh “dày dặn" và sâu sắc hơn, chỉ còn trở ngại duy nhất là vấn đề ngân sách.

Chọn loa 1 hay 2 cầu?

Thường loa lớn cho phép sử dụng cách đấu dây 2 cầu (bi-wire) để cấp tín hiệu từ ampli lên theo hai tần số riêng biệt (bass và treble), nhờ đó âm thanh sắc nét và tách bạch hơn. Tuy nhiên nếu nghe kỹ bạn sẽ thấy kiểu đấu dây này làm cho bản nhạc có vẻ "khô", "lạnh", khiến ta "phục mà không cảm". Ngược lại đấu một cầu sẽ tiết kiệm được dây, âm thanh có vẻ “mờ” nhưng hài hòa hơn.

Vấn đề còn lại vẫn chính là... đôi tai của bạn.

Loa nào có tiếng?

Trong thế giới hi-end, đã nói tới loa phải kể tới Anh Quốc, nơi sản sinh ra những thương hiệu nổi tiếng như Tannoy, ProAC, BW, Lowther, Rogers, Harbeth, Spendor... Sau đó là Pháp như JM Lab, Cabasse, BC Acoustique, J.M Raynaud... Một vài thương hiệu Ðức cũng được ghi nhận ở đẳng cấp cao như Elac, Avant - Garde... Thụy Sĩ có Goldmun, Hà Lan có Final, còn Ý thì nhiều hãng đã đi vào huyền thoại: Sonus Faber, Academic, Diapason... Các nhà sản xuất Mỹ thường đi đầu trong đẳng cấp hi-fi (Bose, JBL, Martin Logan...), còn ở mức độ cao hơn thì vẫn phải chịu chênh lệch với các hiệu danh tiếng châu Âu. Riêng người Nhật là một trường hợp đặc biệt: hình như cái gì họ cũng làm được hơn người khác, riêng loa hi-end thì họ chưa tạo được một thương hiệu nào có thể cạnh tranh với các đối thủ bên kia đại dương.

last post
9 years ago
posts
9
views
499
can view
everyone
can comment
everyone
atom/rss
official fubar blogs
 8 years ago
fubar news by babyjesus  
 13 years ago
fubar.com ideas! by babyjesus  
 10 years ago
fubar'd Official Wishli... by SCRAPPER  
 11 years ago
Word of Esix by esixfiddy  

discover blogs on fubar

blog.php' rendered in 0.1056 seconds on machine '175'.