Over 16,536,682 people are on fubar.
What are you waiting for?

Trong suốt bốn quý liên tục HP đang nắm giữ vị trí số một xét về thị phần máy chủ. Trong quý kết thúc vào tháng 06/2014, HP đã đạt doanh thu 3,2 tỷ đô la với thị phần chiếm 25,4% và tốc độ tăng trưởng doanh thu là 4%.

 

HP mở rộng khoảng cách dẫn đầu về thị trường máy chủ

Ở Việt Nam, doanh thu máy chủ HP cũng nắm giữ vị trí số một về thị phần trong suốt 3 năm liên tục và quý gần đây nhất HP Việt Nam đã chiếm 50% thị phần máy chủ thông dụng và 70% thị phần máy chủ cao cấp dạng phiến.

IDC ước tính doanh thu máy chủ ở trên toàn thế giới đã tăng trưởng 2,5% năm sau so với năm trước lên 12,6 tỷ đô la trong quý 2. Số lượng đơn vị thiết bị máy chủ bán ra tăng 1,2% năm sau so với năm trước lên 2,2 triệu (và tăng từ 2,1 triệu trong quý một). Doanh thu máy chủ thông dụng (dùng CPU Intel) tăng 4,9% năm sau so với năm trước trong quý thứ năm liên tiếp. Các hệ thống máy chủ tầm trung đã tăng trưởng 11,6% năm sau so với năm trước trong khi doanh thu hệ thống doanh nghiệp cao cấp (high-end) giảm 9,8%, chủ yếu là do những điều kiện so sánh khắt khe.

Theo Ông Matt Eastwood – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn phụ trách Nền tảng doanh nghiệp cho biết: “Thị trường máy chủ đang trải qua bước khởi đầu của một chu kỳ làm mới (refresh), khi các hệ thống được triển khai ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính đi qua. IDC dự đoán chu kỳ làm mới này vẫn còn tiếp tục trong năm 2015 và nhu cầu về máy chủ trong các môi trường điện toán đám mây công cộng sẽ tiếp tục là động lực chính cho sự tăng trưởng trong thị trường máy chủ”.

Theo Dddn.com.vn

>>>Tham khảo thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ giá rẻ, chất lượng cao của công ty VDO Việt Nam.

Nguồn: http://vdo.com.vn/tin-cong-nghe/hp-mo-rong-khoang-cach-dan-dau-ve-thi-truong-may-chu/

Hôm qua 18.9, Microsoft vừa tổ chức hội thảo chia sẻ về dịch vụ điện toán đám mây Azure với chủ đề The Future of Cloud. Đây là xu thế lưu trữ dữ liệu được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

 

Microsoft trình diễn nền tảng đám mây Azure

Ông Vũ Minh Trí – tổng giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ về nền tảng đám mây Azure – Ảnh: T.L

Tại đây, Microsoft đã giới thiệu chi tiết về Azure, là nền tảng và hạ tầng điện toán đám mây mới phục vụ cho mục đích phát triển, triển khai và quản lý các ứng dụng, dịch vụ thông qua một mạng lưới các trung tâm dữ liệu toàn cầu của Microsoft.

Azure là một nền tảng điện toán đám mây mở và linh hoạt, được Microsoft xây dựng và quản lý. Người dùng hay doanh nghiệp có thể tạo ra các dữ liệu, ứng dụng hoặc tích hợp đám mây riêng của mình vào hệ thống đám mây rộng lớn này. Như thế, có thể xem Azure chính là hệ điều hành đám mây của Microsoft.

Không như một hệ điều hành thông thường, ưu điểm của điện toán đám mây là mở cho mọi nền tảng và hỗ trợ mạnh cho di động, do đó, nếu người dùng có sử dụng các nền tảng khác nhau, thiết bị phần cứng khác nhau thì vẫn dễ dàng tích hợp được vào hệ thống này. Đây là một dạng hệ điều hành của tương lai.

Azure còn cung cấp hai loại hình dịch vụ: PaaS (Platform as a Service) giúp quản lý bảo mật trang web và IaaS (Infrastructure as a Service) giúp quản lý hệ thống máy ảo. Đồng thời, Azure còn hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, công cụ, bộ khung phát triển khác nhau bao gồm cả những hệ thống do Microsoft phát triển.

Ngoài ra, trong sự kiện này, Microsoft còn giới thiệu bộ tiện ích văn phòng Office 365 được tích hợp đầy đủ các ứng dụng văn phòng từ Microsoft Office. Office 365 được xem là một giải pháp văn phòng đám mây tiện lợi cho người dùng khi được tối ưu hóa cho màn hình cảm ứng, để có thể sử dụng được cả trên các thiết bị di động như smartphone hoặc tablet.

Nguồn: http://vdo.com.vn/tin-cong-nghe/microsoft-trinh-dien-nen-tang-dam-may-azure/

Bộ Thông tin và truyền thông đang hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá. Dự kiến sẽ công khai danh sách tên miền cấm chuyển nhượng.

Ông Lê Nam Thắng – Thứ trưởng Bộ TT&TT  vừa chủ trì cuộc họp vào sáng ngày 17/9/2014, tại trụ sở Bộ TT&TT về dự thảo Thông tư hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) soạn thảo.

Ông đã nhận định: “Các điều kiện, thủ tục chuyển nhượng tên miền đã được quy định khá rõ trong Quyết định số 38 ban hành vào ngày 1/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet. Thông tư hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá cần quy định cụ thể hơn về quy trình, thủ tục chuyển nhượng để người dân, các nhà đăng ký và các đối tượng khác có sở cứ pháp lý rõ ràng và dễ dàng thực hiện việc chuyển nhượng hơn”.

chuyển nhượng tên miền

Sẽ công bố công khai danh sách các tên miền cấm chuyển nhượng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Chẳng hạn, Quyết định số 38 đã quy định “những tên miền không được phép chuyển nhượng gồm: Tên miền được ưu tiên bảo vệ, gồm tên miền là tên gọi của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và tên miền khác liên quan đến lợi ích, an ninh chủ quyền quốc gia do Bộ TT&TT quy định; Tên miền đang bị xử lý vi phạm, đang trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc đang bị tạm ngừng sử dụng”. Tuy nhiên, trong Thông tư cần quy định cụ thể về việc công khai danh sách những tên miền không được phép chuyển nhượng, để người dân, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng tên miền không phải hỏi lại cơ quan quản lý sau khi Thông tư được ban hành (chẳng hạn, tên miền .gov.vn có được chuyển nhượng không). Việc công khai danh sách này cũng nhằm hỗ trợ việc xử lý nếu có tranh chấp xảy ra.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, Thông tư hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá cũng cần quy định về việc công bố danh sách các nhà đăng ký tên miền với địa chỉ, số điện thoại cụ thể để tránh xảy ra hiện tượng người giao dịch đến nhầm nhà đăng ký “rởm”. Tiếp thu ý kiến này, trong dự thảo Thông tư được công bố sáng 17/9/2014, đã có quy định “Danh sách và thông tin liên lạc của các nhà đăng ký tên miền .vn được công bố tại địa chỉ www.nhadangky.vn”.

Một trong những vấn đề được dư luận mong chờ nhất trong việc hiện thực hóa quy định mua bán chuyển nhượng tên miền hiện nay là vấn đề thuế giao dịch tên miền. Thậm chí có ý kiến cho rằng dù Quyết định 38 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2014, nhưng cho đến nay thị trường mua bán, chuyển nhượng tên miền vẫn khá im hơi lặng tiếng vì chưa có quy định cụ thể về thuế giao dịch. Hiện Bộ Tài chính vẫn dự kiến có Thông tư hướng dẫn cụ thể về thuế chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền, trong đó quy định cụ thể về các sắc thuế, mức thuế cho các giao dịch chuyển nhượng tên miền.

Nguồn: http://vdo.com.vn/tin-cong-nghe/se-cong-bo-danh-sach-cac-ten-mien-cam-chuyen-nhuong/

Trên thế giới phát triển vận động liên tục như hiện nay sẽ không có chỗ cho bất kì ai chậm chạp lỗi thời, các đại gia trong ngành công nghệ hiểu rõ điều nay hơn ai hết. IBM đã từng được mệnh danh là con khủng long trong lĩnh vực IT nhưng bây giờ đang phải vật lộn với chính ánh hào quang của quá khứ.

IBM trước thách thức của thời đại

System/360   IBM System z

Máy tính và Mặt trăng

50 năm về trước, IBM đã công bố máy tính lớn mainframe – System/360, thiết bị mang tính đột phá về khả năng tương thích giữa các hệ thống, giúp NASA đưa phi hành gia lên mặt trăng.

System/360 mở ra một kỷ nguyên của máy tính tương thích, lần đầu tiên cho phép các máy cùng dòng sản phẩm làm việc chung với nhau. Đó là dòng sản phẩm đầu tiên có khả năng xử lý dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ cho mục đích kinh doanh, từ dòng máy tính nhỏ cho đến lớn mà không tốn thêm chi phí để viết lại các phần mềm quan trọng. Tất cả các máy tính có thể tương thích với nhau từ bộ vi xử lý cho đến các thiết bị ngoại vi như áy in, thiết bị thông tin liên lạc, lưu trữ, và các thiết bị đầu vào – đầu ra. Trước khi có System/360, các doanh nghiệp đã mua một máy tính, viết chương trình cho nó, và sau đó khi đã quá cũ hoặc tốc độ chậm đi họ đã loại bỏ và bắt đầu lại từ đầu

Văn bản thông cáo báo chí ban đầu do Phòng Xử lý Dữ liệu (Data Processing Division) của IBM vào ngày 07/04/1964 cho biết, hệ thống máy tính lớn này đã bán với giá từ 133.000 USD cho đến 5,5 triệu USD hoặc được cho thuê với giá từ 2,7 – 115.000 USD/tháng. Dòng sản phẩm cơ bản đầu tiên được bàn giao vào năm 1965 và phân khúc cao cấp thì đến năm 1966 khách hàng mới nhận được

Mặc dù giá cao nhưng lại thõa mãn được yêu cầu khách hàng. Hơn 100.000 doanh nghiệp tại 165 thành phố của Mỹ đã tham dự các cuộc họp bao ra mắt  System/360 thời điểm đó. Vị chủ tịch lúc đó là Thomas J. Watson đã nhấn mạnh System/360 là sản phẩm quan trọng hơn bao giờ hết của IBM và là tạo nên những khái niệm mới trong ngành thiết kế máy tính. Những công bố ban đầu của IBM đã không gọi hệ thống này với tên gọi là mainframe và nhiều năm sau đó hãng này mới chấp nhận đó là một khái niệm.

IBM đã nhận được hơn 1.000 đơn đặt hàng trong 1 tháng sau khi công bố. Những thông số kỹ thuật được xem là ấn tượng trong khoảng thời gian đó là việc định nghĩa lại đơn vị lưu trữ dữ liệu cho máy tính thành 8-bit byte so với tiêu chuẩn 6-bit đang phổ biến, giúp dễ dàng trong việc xử lý thông tin kinh doanh và dữ liệu khoa học.

System/360 đóng vai trò rất quan trọng trong sứ mệnh Apollo của NASA. Chuyến bay Apollo có rất nhiều dữ liệu cần đến khả năng xử lý của hệ thống máy tính mạnh.  Những thông tin được mã hóa cần phải được đảm xử lý nhanh chóng tương tự với việc truyền dữ liệu một cuốn tiểu thuyết trong vòng 1 phút từ tàu vũ trụ tới trung tâm NASA – Manned Spacecraft Center. Máy tính IBM System/360 tiếp nhận thông tin, biên dịch, tính toán, đánh giá và chuyển tiếp đến màn hình hiển thị. System/360 đã xử lý dữ liệu cho cuộc đổ bộ mặt trăng từ khoảng cách 384.403 km và cũng chính hệ thóng này đã tính toán các phương thức để cho 2 phi hành gia Neil Armstrong và Edwin “Buzz” Aldrin thực hiện chuyến bay quay trở lại trái đất.

System/370  bắt đầu thay thế System/360 vào những năm 1970 và IBM tiếp tục thống trị thị trường máy tính. Thậm chí ngày nay, máy tính lớn – mainframe là vẫn đang tạo ra khoảng 1,1 tỷ USD doanh thu cho IBM trong quý gần đây nhất.

Thế hệ mainframe mới nhất của IBM có tên gọi là “System z”  vẫn duy trì khả năng tương thích ngược tất cả với System/360. Chương trình cho hệ thống ban đầu System/360 vẫn có thể chạy tốt trên máy tính lớn IBM ngày nay, đôi khi chỉ cần sửa đổi chút ít.

IBM và nền tảng kinh doanh thời hiện đại

Trong quý 4 năm 2013, IBM đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng, lĩnh vực Business Analytics (tăng 9%), Smarter Planet (tăng 20%) và điện toán đám mây Cloud ( tăng 69%).  Ngoài ra lĩnh vực phần mềm tích hợp vẫn là mảng kinh doanh quan trọng của IBM.

Middleware là một trong những nền tảng phần mềm của IBM giống như DB2, Lotus hay WebSphere dùng để phát triển, tích hợp, quản lý các ứng dụng  trong  hệ thống. Và đây được đánh giá là phân khúc có giá trị nhất của IBM tại thời điểm hiện tại. Middleware là một danh mục các sản phẩm phần mềm được sử dụng để xây dựng và triển khai ứng dụng. Nền tảng này đóng vai trò trung gian như một giao diện giữa các ứng dụng mặt tiền như ứng dụng dựa trên Web hay ẩn phía sau như cơ sở dữ liệu. Điển hình như hệ thông cơ sở dữ liệu, phần mềm viễn thông, ứng dụng giám sát giao dịch, phần mềm xếp hàng hay nhắn tin.

IBM kiếm tiền chủ yếu  thông qua việc bán dịch vụ công nghệ phần mềm Middleware,  trong đó bao gồm việc gia công phần mềm và tích hợp hệ thống. Khách hàng của IBM chủ yếu là các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới. Hiện tại, IBM, Red Hat và Oracle là những nhà cung cấp lớn cung cấp phần mềm trung gian.

Trong lĩnh vực cấp phép bản quyền IBM Middleware, hãng đã dự kiến tăng doanh thu từ  6,4 tỷ USD từ năm 2012 lên hơn 7,13 tỷ USD  vào năm 2020. Phầm mềm biên dịch cũng là một nguồn thu đáng kể của IBM nhưng đang có chiều hướng giảm từ khoảng 49% năm 2012 xuống  gần 46% vào năm 2013 và có thể còn khoảng 35% vào cuối năm 2020 -  theo dự báo của hãng nghiên cứu Trefis. Nhưng dịch vụ phần mềm của IBM lại chứng kiến sự tăng trưởng vững chắc từ 12,5% năm 2007 lên khoảng 17,2% trong năm 2012

Khối lượng dữ liệu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 29 lần, đạt khoảng 35 zettabyte (1020 byte) trong 10 năm tới – theo nghiên cứu của IDC. IBM đã xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới với hơn 500 bằng sáng chế, cộng thêm hàng loạt vụ thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ đã khiến hãng trở thành nhà phân tích hàng đầu, vượt trội hơn hầu hết các đối thủ trên thị trường. IBM hy vọng giải pháp phân tích sẽ mang lại khoảng 16 tỷ USD vào năm 2015.

IBM đưa ra giải pháp Smarter Planet Initiative – Sáng kiến Hành tinh thông minh hồi năm 2008 nhằm tạo ra các cách thức mới để theo dõi, kết nối và phân tích hệ thống các doanh nghiệp, tổ chức dân sự, phi chính phủ nhằm phát triển  phương thức quản lý lý hiệu quả. IBM đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường mới và tiềm năng rất lớn (như tiện ích, thương mại điện tử…) bằng cách cung cấp các giải pháp được tích hợp với nền tảng phần mềm trung gian của hãng.

Strategic Outsourcing Services – Bộ phận gia công phần mềm dịch vụ chiến lược của IBM nhằm mục đích tạo điều kiện cho khách hàng giảm chi phí và nâng cao năng suất và hiệu quả. Gia công phần mềm chiến lược chiếm khoảng 53% dịch vụ công nghệ toàn cầu.

Máy chủ và hệ thống lưu trữ đã từng là con bò sữa của IBM nhưng hiện nay đang có tốc độ suy giảm liên tục. IBM công bố việc bán bộ phận kinh doanh máy chủ x86 của mình cho Lenovo trong quý 1 vừa qua và dự kiến thương vụ này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014. Mảng phần cứng còn lại của IBM là mainframe Systems-z, Power Line và nền tảng điện toán hiệu suất cao. Những điều này chứng tỏ việc IBM đang dần tử bỏ những gì đã làm nên tên tuổi của họ.

IBM trước thách thức của thời đại

Cựu CEO Palmisano

Điều đã khiến IBM trở nên không còn mạnh như trước

IBM đánh mất chính mình trong khoảng thời gian dài nhưng đáng kể nhất là dưới thời lãnh đạo của cựu Giám đốc điều hành Sam Palmisano. Với cựu CEO này, IBM đã đặt ra lộ trình đến năm 2010 là tăng gấp đôi mỗi cổ phiếu. Lộ trình này đã thành công ở mặt tài chính, ví dụ tiêu biểu là kêu gọi được 10 tỷ USD từ tài phiệt Warren Buffett – người vốn rất không ưa các công ty công nghệ. Hiện tại dưới thời của giám đốc điều hành Ginni Rometty, thì IBM vẫn đi theo chiến lược về tài chính này.

Vào năm 2006, Palmisano cam kết 3 giá trị mà IBM hướng tới là: “cống hiến cho thành công của mọi khách hàng”, “Đổi mới là quan trọng”, và “Niềm tin và trách nhiệm cá nhân trong tất cả các mối quan hệ”. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì dưới thời của Palmisano, con khủng long của làng công nghệ không có quá nhiều “khách hàng”, “đổi mới” hay “sự tin tưởng”. Điều duy nhất đổi mới là giá cổ phiếu tăng mạnh nhưng nền tảng công nghệ lại bị bỏ qua một bên. Palmisano cho rằng các nhà đầu tư là tốt cho doanh nghiệp, và ông có thể đúng, nếu bạn xác định kinh doanh kiếm tiền cho các nhà quản lý hàng đầu và các cổ đông lớn.

Dưới sự lãnh đạo của Palmisano, các bước thực hiện để đảm bảo lợi nhuận của IBM ngày càng tăng đã tạo ra vấn đề nghiêm trọng.

Không ngừng cắt giảm chi phí. Lộ trình 2015 của IBM là liên tục cắt giảm chi phí, nhân viên của hãng phàn nàn rằng việc giảm giờ làm ảnh hưởng đến hệ thống và những gì quan trong nhất.

Chuyển sang sử dụng chuyên môn giá rẻ: IBM chuyển từ việc sử dụng nhân viên kĩ thuật chuyên môn tại Mỹ sang Ấn Độ từ 3.000 lên đến hơn 100.000. Điều này ảnh hưởng quá lớn đến nền tảng tư duy công nghệ. Ngoài ra, bộ phận quản lý còn được yêu cầu loại bỏ một tỷ lệ nhân viên nhất định bất kể hiệu suất như thế nào.

Thất lại ngay trên sân chơi của mình. IBM đã không thành công trong vụ đấu thầu hệ thống điện toán đám mây trị giá khoảng 600 triệu USD cho CIA. Với kinh nghiệm nhiều năm trong linh vực máy tính lớn và các loạt hợp đồng chính phủ thì vụ đấu thầu này được nhận định là IBM đang đá trên sân nhà. Giá thành của IBM đưa ra còn thấp hơn 30% so với Amazon còn non kinh nghiệm với hệ thống chính phủ. Nhưng những nỗ lực của IBM đã bị từ chối vì lý do kỹ thuật. Đây được nhận định là vết nhơ của hãng, nhất là khi đơn kháng cáo khiến hồ sơ dự thầu bị bác bỏ.

Quan liêu và thiếu sự nhanh nhẹn. Mặc dù nhấn mạnh đổi mới trong việc quản lý và hợp tác giữa các bộ phận nhưng IBM vẫn là hệ thống phân cấp chồng chéo với 13 lớp quản lý. Khi kết hợp đồng thời việc không ngừng cắt giảm chi phí và gia công đã khiến những hoạt động sáng tạo cũng như linh hoạt của IBM bị ảnh hưởng.

Mua lại thay vì đổi mới. Mặc dù đã chi 6 tỷ USD cho bộ phận nghiên cứu, phát triển nhưng IBM vẫn bị tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh về mặt kỹ thuật. Đây là một trong các yếu tố mất điểm của IBM khiến vụ đấu thầu dự án CIA thất bại. IBM như con thú bị thương có những động thái phản ứng mạnh mẽ như việc mua lại các công ty có tính chuyên môn để bù đắp. Chẳng hạn như Aspera – giúp khách hang di chuyển số lượng lớn dữ liệu nhanh chóng; Cloudon – dịch vụ cho ứng dụng di động và Web; TeaLeaf – công cụ tiếp thị bán lẻ và SoftLayer Technologies, một công ty điện toán đám mây. Tất cả những gì có được của IBM là mua lại các công ty nhỏ khác để phục vụ cho lộ trình 2015 của hãng chứ không phải là đổi mới và đầu tư vào nền tảng

Mô hình kinh doanh thảm hại. IBM có ba mảng kinh doanh chính: dịch vụ, phần mềm và phần cứng. Nhưng sự suy giảm một trong các lĩnh vực đó có thể khiến cả công ty bị ảnh hưởng mang tính dây chuyền. IBM sẽ có nhiều khách hàng hơn với hệ thống điện toán đám mây giá rẻ, nền tảng phần cứng không còn nhiều và doanh số giảm dần gây tổn hại đến sản phẩm phầm mềm giá trị cao của mình.

Chiến lược đám mây tương lai. IBM tự đặt chỉ tiêu cho mình là bắt kịp Amazon và các nhà cung cấp điện toán đám mây khác, điều này đã chỉ ra rằng vị thế của hãng bây giờ chỉ là cái bóng của ông lớn ngày xưa. Cuộc chiến giá thành của điện toán đám mây đã nổ ra vào hồi tháng 3/2014 vừa qua khi Amazon, Google, và Microsoft đã giảm giá 35% trên máy tính cá nhân, 65% về lưu trữ và 85% các dịch vụ khác. Và IBM dưới sự lãnh đạo của Rometty đang thực hiện 2 lời hứa với nhà đầu tư là đưa hang bước vào kỉ nguyên đám mây và tạo lợi nhuận cao. Mục tiêu này khó có thể trở nên hoàn hảo khi lợi nhuận đám mây nói chung ngày càng giảm sút

IBM trước thách thức của thời đại

Amazon chiến thắng gói thầu điện toán đám mây cho CIA

Thách thức

Khi Rometty nhậm chức Giám đốc điều hành, bà đã có quyết định phải làm gì để giảm sự căng thẳng của chiến lược Lộ trình 2015 và các vấn đề nội bộ IBM. Rometty vẫn khẳng định tính phù hợp của 3 giá trị mà người tiền nhiệm để lại. Vấn đề là làm thế nào để dung hòa Lộ trình năm 2015 với các hệ thống kinh doanh của mình và giải các bài toán: khả năng gia công phần mềm, nền tảng thiếu bền vững, năng lực thấp kém, chậm đổi mới và tinh thần bệ rạc của nhân viên.

Để cạnh tranh thành công trong thế giới  với các thế lực mới đang nổi lên, các nhà cung cấp dịch vụ CNTT sẽ phải làm hài lòng khách hàng của mình một cách liên tục, bằng cách cung cấp đổi mới. Những gã khổng lồ cũ sẽ phải học cách để phá vỡ con bò sữa của mình và nhanh chóng phát triển sản phẩm mới đã thậm chí là loại còn chưa được nghe nói tới. Đổi mới có thể xảy ra không thường xuyên nhưng phải dựa trên cơ sở liên tục vận động.

Nguồn: http://vdo.com.vn/tin-cong-nghe/ibm-truoc-thach-thuc-cua-thoi-dai/

last post
9 years ago
posts
14
views
1,670
can view
everyone
can comment
everyone
atom/rss

other blogs by this author

official fubar blogs
 8 years ago
fubar news by babyjesus  
 13 years ago
fubar.com ideas! by babyjesus  
 10 years ago
fubar'd Official Wishli... by SCRAPPER  
 11 years ago
Word of Esix by esixfiddy  

discover blogs on fubar

blog.php' rendered in 0.0633 seconds on machine '195'.